[ Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài ] 5+ Lí do gây ra chị em nên biết ! Thứ Năm, 21/12/2023, 10:00
Lí do gì khiến kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài? Đây là thắc mắc mà nhiều chị em phụ nữ đưa ra . Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 1 số nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng trên. Phần cuối bài viết sẽ giới thiệu 1 số cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà. Cùng theo dõi nhé các bạn!
Kinh nguyệt ra ít kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bạn nên đi kiểm tra phụ khoa càng sớm càng tốt để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN KINH NGUYỆT RA ÍT NHƯNG KÉO DÀI
Chu kì kinh nguyệt là hiện tượng sinh lí bình thường ở nữ giới , xảy ra đều đặn hàng tháng. Chu kì kinh thường kéo dài từ 2-7 ngày. Nếu kinh nguyệt vượt qua thời gian trên được coi là kinh nguyệt dài. Một số chị em gặp hiện tượng kinh nguyệt ra ít và kéo dài trên 7 ngày. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Những nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài bạn nên biết
Theo tiến sĩ Hal Danzer cho biết: ”Nguyên nhân làm chu kì kinh nguyệt thay đổi là do hormone gây ra”. Hormone ở nữ giới có thể thay đổi do tình trạng bệnh lí, căng thẳng, chế độ ăn uống … Dưới đây là 8 lí do chủ yếu gây ra hiện tượng kinh nguyệt kéo dài. Cùng tìm hiểu nhé.
Kinh nguyệt kéo dài ở tuổi dậy thì do sự thay đổi của hormone
Theo tiến sĩ Hal Danzel, lí do chủ yếu dẫn đến sự thay đổi của chu kì kinh nguyệt là do hormone. Khi số lượng hormone thay đổi sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Ảnh hưởng tới lượng kinh ít hay nhiều, ngày kinh dài hay ngắn. Nguyên nhân này thường không đáng lo ngại.
Kinh nguyệt kéo dài ở tuổi dậy thì do sự thay đổi của hormone.
Áp lực tinh thần quá lớn, stress, nghỉ ngơi không hợp lí, tăng giảm cân đột ngột, hậu thai sản… Đây là những yếu tố khiến hormone tăng hoặc giảm. Gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít. Các bạn nên lưu ý nhé.
Kinh nguyệt kéo dài do sử dụng thuốc tránh thai
1 số loại thuốc tránh thai có thể gây tác động lên chu kì kinh nguyệt. Thuốc có thể làm tăng, giảm thời gian và lượng máu trong chu kì kinh. Nếu bạn thay đổi loại thuốc tránh thai đang sử dụng. Nó có thể làm kinh nguyệt kéo dài hoặc ra ít. Bạn không cần quá lo lắng với nguyên nhân này. Việc thay đổi loại thuốc sử dụng sẽ giúp kinh nguyệt của bạn trở lại bình thường
Kinh nguyệt kéo dài có thể do tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Bên cạnh đó, 1 số loại thuốc như: tim mạch, huyết áp… còn có tác dụng phụ. Gây rối loạn nội tiết estrogen, dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn. Do đó, bạn nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc. Khi sử dụng nếu thấy có dấu hiệu lạ, bạn cần đi khám ngay.
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài do sự thay đổi ở tuyến giáp
Tuyến giáp là cơ quan có vai trò sản xuất các nội tiết tố. Việc thay đổi và suy giảm tuyến giáp là 1 trong những lí do hàng đầu gây ra hiện tượng kinh nguyệt bị ra ít hoặc kéo dài
Suy giảm tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt
Theo thống kê, 30% phụ nữ ở độ tuổi 30-40 đều gặp tình trạng thay đổi ở tuyến giáp. Nếu tuyến giáp bị suy giảm sẽ gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít. Nguyên nhân lượng kinh thay đổi do tuyến giáp không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bạn vẫn nên đi khám phụ khoa để có thể xác định được chính xác tình trạng bệnh
Kinh nguyệt ra ít và kéo dài do chức năng buồng trứng suy giảm
Buồng trứng là bộ phận quan trọng đối với nữ giới. Nó đánh dấu nữ giới đã vào tuổi trưởng thành và có khả năng sinh sản. Buồng trứng có nhiệm vụ sản xuất hormone estrogen và progesterone. Buồng trứng hoạt động kém có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh. Gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài.
Bên cạnh đó, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng rối loạn hệ thống nội tiết. Có thể ảnh hưởng đến lượng máu kinh. Khiến ngày ”đèn đỏ” ra ít hoặc kéo dài bất thường. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm. Nếu phát hiện và điều trị muộn có thể dẫn đến vô sinh. Do đó, chị em phụ nữ cần lưu tâm khi kinh nguyệt có dấu hiệu khác lạ.
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài do nhiễm trùng phụ khoa
Kinh nguyệt ra ít và kéo dài, kèm theo đau đớn hoặc ra máu giữa chu kì kinh. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đã bị nhiễm trùng phụ khoa. Đây là dấu hiệu cảnh báo chị em có thể mắc 1 số bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo , viêm tử cung …
Kinh nguyệt ra ít và kéo dài do nhiễm trùng phụ khoa
Vi khuẩn, virut sẽ xâm nhập và gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, việc xuất hiện các mô bất thường ở tử cung (polyp tử cung) có thể làm âm đạo bị chảy máu. Dẫn tới hiện tượng máu chảy ra ít và kéo dài. Polyp thường lành tính nhưng cũng có thể gây ung thư. Do đó, khi thấy hiện tượng kinh nguyệt kéo dài, ra ít bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Cách chữa kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài tại nhà
- Có chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung vitamin nhóm A, C, E
- Nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, stress
- Uống nhiều nước, ít nhất 2l/ ngày
- Đi khám phụ khoa thường xuyên 3 tháng/lần
Kinh nguyệt là người bạn đồng hành của chị em phụ nữ hàng tháng. Thông qua chu kì kinh, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình ra sao. Hi vọng bài viết về 5 lí do khiến kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài ở trên có thể giúp được bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Nguồn 2bacsi.webflow
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
Các tin khác
- NAM GIỚI CẦN XỬ TRÍ RA SAO KHI BỊ VIÊM DƯƠNG VẬT? Thứ Tư, 20/12/2023, 00:00
- TÂM SỰ THẦM KÍN: ĐÀN ÔNG “TỰ SƯỚNG” NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG? Thứ Tư, 20/12/2023, 00:00
- ĐẶT VÒNG BAO LÂU THÌ QUAN HỆ ĐƯỢC? CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ? Thứ Tư, 20/12/2023, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Tư, 20/12/2023, 00:00
- BÁC SĨ GIẢI ĐÁP: KHỔ DÂM LÀ GÌ? TÁC HẠI CỦA BỆNH NHƯ THẾ NÀO? Thứ Tư, 20/12/2023, 00:00
- BỊ VIÊM TUYẾN BARTHOLIN CÓ TỰ KHỎI KHÔNG, NÊN LÀM THẾ NÀO? Thứ Ba, 19/12/2023, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Ba, 19/12/2023, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Ba, 19/12/2023, 00:00
- CÓ NÊN ÁP DỤNG CÁCH LÀM DÀI DÂY THẮNG BAO QUY ĐẦU TẠI NHÀ? Thứ Ba, 19/12/2023, 00:00
- TOP NGUYÊN NHÂN BỊ RÁCH CÙNG ĐỒ ÂM ĐẠO KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC Thứ Ba, 19/12/2023, 00:00
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NAM GIỚI NGHIỆN SEX VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
- CÁCH QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG BỊ NHIỄM HIV MÀ BẠN NÊN BIẾT! Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00